Nhắc đến Tào Tháo, ắt hẳn chúng ta đã từng được nghe qua một vài lần ở ngoài đời hay là trong phim ảnh. Ông là một nhà chính trị và quân sự lừng danh thời Tam Quốc loạn chiến. Cũng chính vì vậy, trong suốt nhiều năm, giới khảo cổ luôn tìm kiếm lăng mộ của ông với hy vọng sẽ giải mã được nhiều bí ẩn mà ông đã để lại cho hậu thế ngày nay. Không phụ sự nhọc nhằn và tìm kiếm, các chuyên gia khai quật lăng mộ được cho là thuộc về Tào Tháo đã tìm thấy một loại vũ khí vô cùng kỳ lạ, vốn được cho là đã thất truyền hàng nghìn năm. Vậy vũ khí đó là gì mà khiến nhiều chuyên gia phải xuýt xoa và gọi thành 2 từ “báu vật”?
Mục Lục
Sơ nét về Tào Tháo – người được mệnh danh là thông minh nhất Tam Quốc
Tào Tháo (155-220) vốn là một nhà chính trị quân sự kiệt xuất thời Tam Quốc (220-280). Ông là người đã đặt cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung Quốc. Lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc. Ông được con trai truy tôn là Thái Tổ Vũ Hoàng đế. Tào Tháo là người đã có công lớn trong việc dẹp loạn Khăn Vàng và Đổng Trác. Ông đánh bại lần lượt các chư hầu như Lữ Bố, Viên Thiệu để thống nhất phương bắc. Nhưng lại thất bại khi tiến xuống phía nam. Vì gặp phải sự kháng cự của liên minh Tôn – Lưu. Sau đó chấm dứt khả năng thống nhất đất nước khi ông còn sống.
Ông còn là một nhà thơ xuất sắc. Ông và hai con trai Tào Phi, Tào Thực được đời sau gọi là Tam Tào, cùng với nhóm Kiến An thất tử và nữ sĩ Thái Diễm hình thành nên trào lưu mới trong văn học thời Hán mạt. Gọi chung là Kiến An phong cốt. Tuy nhiên, sinh thời, Tào Tháo nổi tiếng tàn ác, đa nghi. Ông giết hại nhiều người và làm nhiều việc xấu. Trong đó có việc đào trộm mộ để tìm vàng bạc châu báu lấy tiền nuôi quân.
Trong gần 2000 năm qua, hình tượng Tào Tháo là một chủ đề gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử Trung Quốc. Hầu hết đánh giá của dân gian thời phong kiến về Tào Tháo là tiêu cực. Tuy nhiên kể từ thế kỷ 20, các học giả đã có nhìn nhận công bằng hơn về Tào Tháo, cả về những thành tựu lẫn khuyết điểm của ông.
Hiểu hơn lý do mộ của Tào Tháo được xây dựng ở nơi rất bí mật?
Từ thời xa xưa, những kẻ trộm mộ đã luôn bị người đời ghét bỏ. Bất kể triều đại và thế hệ nào thì hình phạt đối với những kẻ trộm mộ cũng rất nghiêm khắc. Tuy nhiên, trong thời kỳ Tam Quốc hỗn loạn, mặc dù đào trộm rất nhiều mộ. Bao gồm cả mộ của hoàng thất nhà Hán, lấy được vô số báu vật. Nhưng Tào Tháo không bị ai trừng phạt. Bởi ông ta đã khống chế được hoàng đế. Ông nắm trong tay quyền binh hùng mạnh số 1 thời Tam Quốc.
Theo QQ News, sau khi Tào Tháo chết, sợ bị quả báo. Nên ông ta đã lệnh cho con cháu chôn cất mình ở nơi cực kỳ bí mật. Lăng mộ cũng không được xây bề thế, nguy nga, tráng lệ. Bên trong mộ cũng không được để những báu vật giá trị để tránh trộm mộ dòm ngó.
Theo trang QQ News của Trung Quốc, tương truyền, Tào Tháo khi còn sống đã sai người đóng cho mình 8 cỗ quan giống hệt nhau. Khi chết, ông ta để lại di mệnh cho con cháu khiêng 8 cỗ quan tài này ra 8 cổng thành rồi đem chôn ở 8 địa điểm bí mật khác nhau để không ai biết chính xác mộ thật của ông ta nằm ở đâu. Tuy nhiên, dù đã chuẩn bị hậu sự kỹ càng như vậy. Nhưng lăng mộ của Tào Tháo cũng vẫn không thể tránh được những kẻ đạo mộ đến đào bới, tìm kiếm báu vật.
Khai quật lăng mộ của Tào Tháo nhà khảo cổ học đã tìm thấy gì?
Năm 2009, tại thành phố An Dương, tỉnh Hà Nam, các nhà khảo cổ học địa phương tuyên bố rằng. Họ đã tìm thấy lăng mộ được cho là thuộc về Tào Tháo. Mặc dù lăng mộ này của Tào Tháo đã bị đạo mộ ghé thăm. Nhưng vẫn còn hơn 200 di vật văn hóa được các nhà khảo cổ tìm thấy và khai quật. Trong đó có một số di vật vô cùng quý giá. Bao gồm cả một chiếc thương ngắn mà Tào Tháo từng sử dụng.
Tuy nhiên, một di tích văn hóa đặc biệt hấp dẫn, gây tò mò nhất được tìm thấy trong lăng mộ Tào Tháo là một loại vũ khí được gọi là “giản”. Nó được làm từ sắt hoặc đồng. Loại vũ khí này vốn đã thất truyền hàng nghìn năm và khi nó được tìm thấy trong lăng mộ của Tào Tháo, các chuyên gia đã xuýt xoa không ngớt rằng đây là quả “báu vật”.
Giản – vũ khí tìm thấy tại lăng mộ dùng để làm gì?
Giản là vũ khí trông giống như giáo nhưng ngắn hơn giáo. Thường được sử dụng 1 cặp với nhau. Khác với giáo, vốn là vũ khí cận chiến, 1 cặp giản vốn là vũ khí ngắn, phóng tầm xa. Nó có chức năng tương tự như loại lao được sử dụng ở châu Âu cổ đại. Giản là loại vũ vô cùng lợi hại, nguy hiểm. Khi phóng đi, nó có thể dễ dàng xuyên thủng áo giáp hoặc lá chắn và gây sát thương cho đối thủ. Binh khí này rất thuận lợi trong mã chiến.
Tuy nhiên, điểm yếu của giản là chúng rất nặng. Nếu không phải là người cao lớn, lực lưỡng, có sức khỏe phi thường thì khó mà sử dụng linh hoạt được. Hơn nữa, giản cũng là loại vũ khí sử dụng 1 lần. Ném hoặc phóng đi xem như là mất. Nên chi phí sản xuất loại vũ khí này rất tốn kém.
Những điểm yếu đó đã khiến giản dần không còn phổ biến trên chiến trường. Sau này, khi cung nỏ càng ngày càng được cải tiến đã dần thay thế giản hoàn toàn. Do đó, loại vũ khí này cũng biến mất hoàn toàn trong quân đội. Tuy nhiên, nhờ cuộc khai quật lăng mộ được cho là thuộc về Tào Tháo mà giản – loại vũ khí đã thất truyền nghìn năm một lần nữa tái hiện trước mắt của hậu thế.
Xem thêm nhiều tin tức mới nhất về Khảo cổ học tại đây.