Một nghiên cứu về vũ trụ mới được công bố đã gây bất ngờ với nhiều người về sự xuất hiện của hành tinh đặc biệt có tên là GJ 367b. Đây là một hành tinh toàn đá với trọng lượng vô cùng nhẹ. Điều đáng nói là, trái ngược hoàn toàn với Trái đất chúng ta đang sinh sống, hành tinh GJ 367b lại có thời gian chạy siêu nhanh. Theo đó, hành tinh có một không hai này đang vận hành xung quanh một ngôi sao lùn nhỏ. Điều khiến người ta bất ngờ đó là khoảng thời gian hoàn thành một chu kỳ của nó chỉ mất chưa đến 8 giờ đồng hồ.
Mục Lục
Hành tinh GJ 367b một năm chỉ dài gần 8 tiếng
GJ 367b là một trong những hành tinh nhỏ nhất được phát hiện. Nó có những tính chất không tưởng, y hệt một viên đạn sắt. Đáng nói là hành tinh này hoàn thành 1 quỹ đạo quanh sao mẹ chỉ trong 8 giờ. Theo Science Alert, GJ 367b chỉ lớn hơn một chút so với sao Hỏa. Nhưng hành tinh đó nặng một cách khó hiểu. Nó giống như được làm từ sắt nguyên khối. Hành tinh kỳ lạ quay quanh một ngôi sao lùn đỏ cách chúng ta chỉ 31 năm ánh sáng. Ngoài ra nó “mát” hơn Mặt trời rất nhiều.
Nhà thiên văn học Kristine Lam từ Viện Nghiên cứu hành tinh của Trung tâm Hàng không vũ trụ Đức cho biết GJ 367b có kích cỡ và sao mẹ đúng như những gì chúng ta trông đợi về một ứng cử viên “Trái đất thứ hai”. Nhưng nó có khoảng cách gần đến vô lý với sao mẹ. Điều này đã phá vỡ hoàn toàn khả năng tồn tại sự sống.
Hành tinh bay sát sao mẹ đến nỗi 1 năm trên đó, tức thời gian để nó hoàn thành 1 vòng quanh sao mẹ, chỉ bằng… 8 giờ Trái đất. Các nhà thiên văn đã xác định được sự tồn tại của nó nhờ nắm bắt sự thay đổi rất nhỏ trong ánh sáng của ngôi sao mẹ truyền tới Trái đất. Đây là một hành tinh cực nóng. Nhiệt độ bề mặt có thể lên đến 1.300 – 1.500 độ C. Nó giống như một phiên bản địa ngục của Trái đất.
Hành trình phát hiện ra ngoại hành tinh bí ẩn
Nhóm các nhà nghiên cứu DLR đã phát hiện ra GJ 367b bằng cách sử dụng dữ liệu thu thập được từ Vệ tinh Khảo sát Hành tinh Quá cảnh (TESS) của NASA. Đây là vệ tinh đi vào vận hành từ năm 2018. TESS tìm kiếm các hành tinh bằng cách sử dụng “phương pháp quá cảnh”. Nó ghi nhận những vết mờ trong ánh sáng của một ngôi sao gây ra bởi một hành tinh đi ngang qua phía trước. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra hiện tượng như vậy xảy ra với sao lùn đỏ GJ 367. Sau đó họ xác nhận rằng tín hiệu là do một hành tinh chuyển tiếp gây ra.
Với sự hỗ trợ của Máy tìm kiếm hành tinh vận tốc xuyên tâm có độ chính xác cao (HARPS) tại Đài quan sát Nam Âu ở Chile, các nhà nghiên cứu đã mô hình hóa hơn nữa các đặc điểm của GJ 367b. Theo đó, nó có mật độ cao hơn Trái đất. Tuy nhiên hành tinh này bị chi phối bởi một lõi sắt. Nó có đặc tính tương tự như sao Thủy trong Hệ Mặt trời.
Tuy vậy, việc phát hiện ra GJ 367b vẫn đưa các nhà khoa học tiến gần hơn đến việc truy tìm Trái đất thứ 2. Bởi những hành tinh nhỏ, khó tìm, thường là những ứng cử viên phù hợp cho sự sống nhất. Ứng dụng các phương pháp tìm kiếm GJ 367b, họ có thể tìm thấy những hành tinh nhỏ bé tương tự, và trong số đó sẽ phải có những hành tinh nằm ở khoảng cách vừa đủ với sao mẹ, có nhiệt độ phù hợp sự sống.