Hiện nay, tỷ lệ của người mắc chứng hôi miệng ngày càng tăng cao và nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Hôi miệng là một chứng bệnh không có nguy hiểm đến sức khỏe nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình giao tiếp, công việc và đời sống xã hội. Những người bị chứng hôi miệng thường tự ti khi tiếp xúc với những người xung quanh. Thụ động hoặc không cởi mở có thể gặp phải một số hạn chế khác trong cuộc sống.
Có rất nhiều phương pháp chữa hôi miệng từ nguyên liệu tự nhiên giúp tiết kiệm chi phí mà lại xóa sạch ngay mùi hôi miệng hiệu quả. Và trong số những nguyên liệu tự nhiên dễ kiếm đó, không thể không nhắc đến lá trầu không. Vậy lá trầu không có tác dụng như thế nào trong việc điều trị hôi miệng. Hãy theo dõi ngay cách chữa hôi miệng bằng lá trầu không của arnearts.com dưới đây nhé!
Mục Lục
Nguyên nhân dẫn đến hôi miệng

Do vệ sinh răng miệng không đúng cách
- Khoang miệng là môi trường ẩm ướt, thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Khoang miệng chứa hàng triệu vi khuẩn là nguyên nhân của hầu hết các triệu chứng hôi miệng.
- Do việc giữ vệ sinh răng miệng không hiệu quả và đúng cách dẫn đến các bệnh về răng như sâu răng, nha chu, nhiễm trùng nướu răng… là nguyên nhân gây hôi miệng.
Do thức ăn
- Khi ăn, một số mẫu thức ăn nhỏ còn sót lại trong kẽ răng, hốc răng sâu bên trong bị vi khuẩn phân hủy gây ra mùi hôi.
- Ăn phải những thức ăn có mùi nồng, dễ bay hơi như hành, tỏi, củ kiệu, thức ăn nhiều chất béo.
Bị mắc các căn bệnh gây nên hôi miệng
- Nhiễm trùng phổi mãn tính, ung thư phổi, viêm phổi hoặc có vật lạ trong mũi.
- Bị viêm xoang, viêm phế quản, viêm amygdale, viêm nhiễm đường hô hấp.
- Lỡ miệng, nhiệt miệng kết hợp với bệnh viêm nha chu.
- Bị thoát vị thực quản hay chứng trào ngược dạ dày, có lỗ rò giữa thực quản và dạ dày.
- Một số bệnh gây suy yếu cho cơ thể như yếu gan, thận, tiểu đường.
Có thể chữa hôi miệng bằng lá trầu không?
Lá trầu không được biết đến như một thảo dược thần kì với nhiều công dụng khác nhau. Như làm thuốc giảm đau, chữa táo bón, trị ho, viêm phế quản, khử mùi hôi miệng,… Có thể dễ dàng mua ở ngoài chợ chỉ vài ngàn đồng.
Tên khoa học của lá trầu không là Piper betle L. (Piper siriboa L.) thuộc họ hồ tiêu Piperaceae. Là một loại cây mọc leo, thân nhẵn. Trong 100g lá trầu không chứa tới 2,4% tinh dầu. Các thành phần chính trong loại tinh dầu này có hoạt tính kháng sinh mạnh; ức chế nhiều chủng vi khuẩn và kháng nấm mạnh.
Theo một nghiên cứu khoa học, cứ 100gr lá trầu không có đến 85.4% độ ẩm, 3.1% protein, 0.8% chất béo, 2.3% muối khoáng, 2.3% chất xơ và 6.1% carbohydrate. Hàm lượng khoáng chất và vitamin chủ yếu là canxi, caroten, thiamin, riboflavin, niacin và vitamin C. Chính vì vậy lá trầu không có tác dụng rất tốt trong việc điều trị nhiều bệnh lý cơ thể. Đặc biệt những bệnh lý về răng miệng như sâu răng, đau nhức răng, đánh bay mùi hôi miệng giữ hơi thở thơm tho.
Vậy chữa hôi miệng bằng lá trầu không như thế nào để có hiệu quả tốt
Hướng dẫn cách chữa hôi miệng bằng lá trầu không

Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo những bước sau:
Chuẩn bị
- Khoảng 15 – 20 lá trầu không
- nồi chứa 2 lít nước
Cách làm
Rửa sạch 20 lá trầu không đã chuẩn bị, cho vào nồi nước đun sôi rồi cho nhỏ lửa để khoảng 10 -15 phút. Sau đó chắt lấy nước bỏ bã, nước thu được có thể bỏ vào chai và bảo quản trong tủ lạnh để có thể dùng được lâu ngày.
Bạn súc miệng với dung dịch nước lá trầu không này 3 – 5 lần, mỗi lần 5 – 10 phút khi ngủ dậy, sau mỗi bữa ăn hay trước khi đi ngủ. Hoặc bạn cũng có thể thực hiện trước khi đánh răng
Lưu ý: Khi chữa hôi miệng bằng lá trầu không bạn cần chăm chỉ thực hiện đều đặn hàng ngày mới đem lại hiệu quả tốt. Ngoài đánh bay mùi hôi miệng; phương pháp này còn giúp bạn làm sạch vi khuẩn gây nên các bệnh lý răng miệng.
Có thật sự chữa hôi miệng bằng trầu không hiệu quả?
Một số trường hợp thực hiện chữa hôi miệng với lá trầu không nhưng vẫn không có hiệu quả, tại sao lại như vậy. Các bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân. Một số nguyên nhân cơ bản khiến bạn không thể xóa tan mùi hôi miệng bằng nguyên liệu tự nhiên:
- Mắc các bệnh lý liên quan đến răng miệng: Chế độ vệ sỉnh răng miệng kém khiến cao răng tích tụ dày đặc gây ra các bệnh lý như viêm nướu, viêm nha chu, viêm chân răng, áp xe răng,..hay bệnh khô miệng hạn chế tiết nước bọt đều khiến hơi thở ngày càng nặng mùi
- Chế độ ăn uống không hợp lí: Sử dụng thực phẩm nặng mùi như hành tỏi, nước sốt , các chất kích thích. Như rượu, bia, thuốc lá, cafe mà không vệ sinh răng miệng thật sạch cũng là nguyên nhân gây hôi miệng kéo dài.
- Bệnh lí cơ thể: Bệnh về tai – mũi – họng. Bệnh liên quan đến dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản, bệnh về gan thận
Khi gặp những trường hợp trên bạn cần thay đổi ngay chế độ ăn uống hàng ngày và chú ý hơn đến việc vệ sinh răng miệng. Đến ngay phòng khám nha khoa để thực hiện lấy cao răng hay điều trị những bệnh lý đang gặp phải. Hy vọng những chia sẻ trên về cách chữa hôi miệng bằng lá ổi có thể giúp ích cho bạn trong việc lấy lại hơi thở thơm tho.