Lịch sử ngày nay vẫn thường nhắc tới những chiến công hiển hách của Thành Cát Tư Hãn. Trong suốt cuộc đời mình, vị thủ lĩnh này đã chỉ huy 32 chiến dịch với 65 trận đánh và khiến cho hơn 40 quốc gia và hơn 700 dân tộc phải cúi đầu quy phục. Theo tư liệu lịch sử, bản đồ của đế quốc Mông Cổ cổ đại khi đó trải rộng tới 31 triệu km2 đất đai lãnh thổ, lớn hơn gấp 3 lần so với bản đồ Trung Quốc ở thời điểm hiện. Một trong những điều đáng chú ý nhất trong công cuộc xây dựng đế chế của ông đó chính là kinh đô Karakorum. Được biết, các nhà nghiên cứu lần đầu tiên lập bản đồ chi tiết kinh đô do Thành Cát Tư Hãn thành lập ở miền trung Mông Cổ cách đây 800 năm.
Mục Lục
Tìm hiểu về kinh đô Karakorum
Tàn tích của Karakorum, kinh đô vào thế kỷ 13 của đế quốc Mông Cổ, vẫn tồn tại trên bề mặt Trái đất. Tuy nhiên, mô tả về kinh đô nằm ở trung tâm Mông Cổ ngày nay phần lớn nằm trong ghi chép của khách lữ hành châu Âu. Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Antiquity hôm 4/11, lần đầu tiên các nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp địa vật lý tiên tiến để lập bản đồ chi tiết của Karakorum, giúp mở rộng hiểu biết về thành phố bị lãng quên này.
Karakorum hình thành vào khoảng năm 1220. Khi Thành Cát Tư Hãn dựng lều trại ở nơi thung lũng sông Orkhon tiếp giáp với vùng đồng cỏ bằng phẳng. Là một nhà lãnh đạo kỳ cựu, ông nhận thấy vị trí dựng lều có tầm quan trọng chiến lược. Sau khi Thành Cát Tư Hãn qua đời năm 1227. Con trai ông là Oa Khoát Đài cũng chọn nơi này làm kinh đô của đế quốc. Tại Karakorum, Oa Khoát Đài và những đại hãn tiếp theo xây dựng một cung điện tráng lệ. Qua đó để tiếp đón các sứ thần, thương nhân, thợ thủ công. Đặc biệt là lữ khách dọc theo Con đường Tơ lụa.
Diện tích của kinh đô đế quốc Mông Cổ như thế nào?
Trưởng nhóm nghiên cứu Jan Bemmann, nhà khảo cổ học ở Đại học Bonn và cộng sự, dành 52 ngày khảo sát khu vực rộng 465 hecta bằng SQUID (thiết bị giao thoa lượng tử siêu dẫn). Đây là công nghệ chuyên đo địa hình và từ trường dưới lòng đất để lập bản đồ tàn tích chưa khai quật bên dưới mặt đất. Sau đó, nhóm nghiên cứu kết hợp dữ liệu thu được với ảnh chụp từ trên cao. Ghi chép lịch sử và kết quả khảo sát trước đó. Để tạo ra hình ảnh chi tiết về mật độ và cấu trúc của Karakorum.
Theo Bemmann, bản đồ mới cho phép các nhà nghiên cứu nhận biết vị trí của những tòa nhà gạch lớn và con đường chạy qua địa hình. Họ cũng có thể xác định nơi ở của tầng lớp thượng lưu bên trong tường thành. Nhóm của Bemmann phát hiện kinh đô của đế quốc Mông Cổ trải rộng. Đặc biệt là ở trong nhiều trong thung lũng sông Orkhon.
Đế quốc Mông Cổ như thế nào qua góc nhìn của người phương Tây?
William xứ Rubruck, một tu sĩ dòng Francisco, từng tham quan Karakorum năm 1254 và ghi chép về chuyến đi. Theo Đại học Washington, bản chép tay của ông là một trong những mô tả lâu đời và kỹ lưỡng nhất về đế quốc Mông Cổ từ góc nhìn phương Tây. Vị tu sĩ bị cuốn hút bởi sự tráng lệ của cung điện lớn ở Karakorum.
Bemmann giải thích binh lính Mông Cổ bắt những người thợ tay nghề giỏi nhất ở Trung Á. Và đưa họ tới miền trung Mông Cổ để xây dựng kinh đô. Người Mông Cổ là dân du mục và không giỏi phát triển thành phố. Vì vậy họ phải dựa vào tù nhân. Vào thế kỷ 15, Karakorum bị bỏ hoang. Các chuyên gia phát hiện vị trí chính xác của thành phố năm 1889. Nhưng trong vài thập kỷ sau đó công tác khảo cổ ở đây rất thưa thớt.
Những thông tin chi tiết hơn về đế quốc Mông Cổ
Đế quốc Mông Cổ là đế quốc du mục lớn nhất trong lịch sử. Từng tồn tại trong các thế kỷ 13 và 14. Khởi đầu trên vùng thảo nguyên Trung Á, đế quốc cuối cùng đã trải dài từ Đông Âu đến biển Nhật Bản. Bao gồm nhiều phần rộng lớn của Siberi ở phía bắc và mở rộng về phía nam. Cho đến Đông Nam Á, tiểu lục địa Ấn Độ, cao nguyên Iran, và Trung Đông. Ở thời điểm đỉnh cao, đế quốc Mông Cổ trải dài 9.700 km.
Đế quốc Mông Cổ xuất hiện khi các bộ lạc Mông Cổ và Đột Quyết trên khu vực Mông Cổ lịch sử thống nhất dưới quyền lãnh đạo của Thành Cát Tư Hãn. Thành Cát Tư Hãn đã được tuyên bố là người cai trị của toàn thể người Mông Cổ vào năm 1206. Đế quốc phát triển nhanh chóng dưới quyền cai trị của ông cùng các hậu duệ về sau này. Họ đã tiến hành các cuộc xâm lược theo mọi hướng. Đế quốc liên lục địa rộng lớn này đã kết nối phương Đông và phương Tây. Cùng với đó là việc thi hành hòa bình kiểu Mông Cổ. Họ cho phép mậu dịch, công nghệ, hàng hóa, ý thức hệ trở nên phổ biến. Đặc biệt là hàng hóa được trao đổi khắp lục địa Á-Âu.
Xem thêm nhiều tin tức mới nhất về Khảo cổ học tại đây.