Khi nhắc đến loài sứa, mọi người sẽ nghĩ tới chúng là những loài sinh vật đáng yêu nhỏ bé cùng hình dạng trong suốt như màu pha lê. Đừng lầm tưởng bạn nhé, ngoài kia đại dương bao la tồn tại những điều bí ẩn mà ta không thể tưởng tượng ra được, và loài sứa có kích thước siêu lớn dưới bài viết này là một trong những trường hợp đó. Độc giả hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết dưới bài viết này để biết rõ hơn về loài sứa ma khổng lồ cực hiểm bạn nhé!
Mục Lục
Sứa ma khổng lồ thuộc hàng sứa lớn nhất hành tinh
Các nhà sinh vật học đến từ Viện nghiên cứu thủy cung vịnh Monterey (Mbari) ghi hình sứa ma khổng lồ (Stygiomedusa gigantea) trôi nổi dưới nước với những cánh tay miệng trải dài ở độ sâu 975 m. Đây là một trong số 9 lần nhóm nghiên cứu ở Mbari bắt gặp sinh vật ẩn dật này sau hàng nghìn chuyến lặn bằng tàu ngầm. “Mẫu vật sứa ma khổng lồ được thu thập lần đầu tiên năm 1899. Kể từ sau đó, các nhà khoa học mới chỉ trông thấy chúng khoảng 100 lần”, Mbari cho biết.
Được biết, sứa ma khổng lồ xuất hiện ở nhiều lưu vực đại dương trên toàn cầu trừ Bắc Cực. Để tiếp cận sinh vật này rất khó khăn do môi trường sống của nó ở độ sâu lớn so với phạm vi tiếp cận của con người hoặc tàu ngầm điều khiển từ xa và có mức phân bố rộng.
Sứa ma khổng lồ thuộc hàng sứa lớn nhất hành tinh. Xuất hiện ở những vùng biển sâu nhất ở tất cả đại dương trên thế giới trừ Bắc Cực. Theo Mbari, số lần đụng độ loài sứa này rất hiếm hoi bởi chúng thường sống ở quá sâu so với phạm vi tiếp cận của con người hoặc tàu ngầm điều khiển từ xa. Phần thân hình chuông của sứa ma có thể rộng hơn một mét trong khi cánh tay miệng giống sợi ruy băng của chúng dài tới hơn 10m.
Sứa ma có thể dùng cánh tay miệng để lùa thức ăn và bắt mồi
Giới nghiên cứu chưa biết nhiều về sứa ma. Nhưng họ cho rằng chúng sử dụng cánh tay miệng để bắt mồi và lùa thức ăn vào miệng. Chúng đẩy cơ thể qua làn nước tối đen dưới biển sâu. Nhờ các xung định kỳ từ phần đầu màu cam phát sáng nhẹ.
Trước khi triển khai tàu ngầm điều khiển từ xa như tàu ngầm. Sử dụng trong chuyến thám hiểm này. Các nhà khoa học thường dùng lưới rà để bắt động vật ở biển sâu. Phương pháp này khá lý tưởng để nghiên cứu một số loài nhưng không phải sứa. Mbari cho biết lưới rà rất hữu ích khi nghiên cứu sinh vật chắc khỏe như cá, động vật giáp xác và mực. Nhưng sứa sẽ tan rã thành chất nhờn dính ở lưới.
Một số thông tin khác về loài sứa
Sứa nằm trong số sinh vật phổ biến nhất ở biển sâu. Cơ thể giống thạch mềm và ẩm của sứa cho phép chúng sống sót dưới áp suất cực cao. Trước đây, giới nghiên cứu từng xem nhẹ vai trò của sứa trong sinh thái học biển sâu. Nhưng một nghiên cứu năm 2017 của Mbari cho thấy; chúng thuộc nhóm động vật săn mồi quan trọng nhất ở độ sâu lớn. Cạnh tranh thức ăn với động vật thân mềm như mực. Và thậm chí cả cá voi xanh.
Sứa là một trong những sinh vật có khả năng sống sót; ở độ sâu đáng kinh ngạc trong lòng đại dương. Năm 2016, các nhà nghiên cứu phát hiện một loài sứa phát sáng sống gần rãnh Mariana. Hay còn gọi là vực Mariana, vũng Mariana – rãnh đại dương sâu nhất trên Trái đất. Con sứa này được đặt tên không chính thức là Enigma Seamount. Được phát hiện ở độ sâu 3.700m.
Loài sứa lớn nhất trên Trái đất là sứa bờm sư tử Cyanea capillata. Loài sứa bờm sư tử có nọc độc này có những xúc tu có khả năng vươn dài tới gần 37m.