Robot hiện nay được chúng ta sử dụng trong nhiều mục đích khác nhau. Chúng ta sử dụng robot trong việc khám phá đại dương, nghiên cứu ngoài Trái Đất. Ngày nay khi công nghệ phát triển, những chú robot còn làm được nhiều hơn thế. Các chú robot có thể đi lại, giao tiếp với con người, hỗ trợ người khiếm thị,…. Mới đây một cô robot có tên Ai-Da đã khiến cả thế giới phải chấn động. Ai-Da được mọi người gọi với cái tên robot nghệ sĩ khi cô vừa có khả năng lam thơ, vẽ tranh. Đây là một bước đột phá mới trong ngành công nghệ, khi robot đang dần có thể làm được những việc phức tạp.
Mục Lục
Ai-Da là robot nghệ sĩ đầu tiên của thế giới
Robot Ai-da hiện nay đang là cái tên rất hot trên thế giới. Cô được coi là robot đầu tiên trên thế giới được biết đến là một nghệ sĩ thực thụ khi không phải con người. Qua sự phát triển của Ai-Da, chúng ta có thể thấy được khoa học đang ngày càng được áp dụng nhiều hơn. Ngoài ra robot nghệ sĩ đang có những học hỏi rất nhanh từ những hành vi của con người.
Ngày 28-11, Đài CNN đưa tin Đại học Oxford (Anh) mới đây đã tổ chức buổi đọc thơ cho Ai-Da – robot “nghệ sĩ” đầu tiên trên thế giới. Khi nhắc tới robot, không mấy ai nghĩ đến khía cạnh sáng tạo nghệ thuật của những “cỗ máy” trí tuệ nhân tạo (AI) này. Thế nhưng Ai-Da – một robot hình người mới do nhà khoa học Aidan Meller tại ĐH Oxford tạo ra – đã trở thành nghệ sĩ robot đầu tiên của thế giới.
Robot Ai-Da đọc thơ trước công chúng
Hôm 26-11, Ai-Da đã có buổi trình diễn đọc thơ trước công chúng. Bài thơ này do Ai-Da tự viết bằng thuật toán. Bài thơ có nội dung tôn vinh cố nhà thơ Dante của Ý. Buổi đọc thơ được tổ chức tại Bảo tàng Ashmolean của ĐH Oxford. Đây là nhân kỷ niệm 700 năm ngày mất của Dante.
Nội dung của bài thơ 48 từ do Ai-Da sáng tác là cảm tưởng về tác phẩm lừng danh Thần Khúc (Divine Comedy) của Dante. Ai-Da đã “học thuộc” toàn bộ tác phẩm này. Từ đó dùng thuật toán để lấy cảm hứng từ câu chữ của Dante. Qua đó để sáng tác bằng vốn từ vựng riêng của mình. Nhà khoa học Meller nhận xét Ai-Da đã sáng tác một bài thơ vô cùng xúc động.
Theo nhà khoa học này, khả năng bắt chước cách viết của con người của Aida là rất lớn. “Nếu bạn đọc bài thơ, bạn sẽ không nhận ra không phải do con người sáng tác”, ông Meller nói với Đài CNN. Nhà khoa học trên cũng cho biết dự án phát triển Ai-Da. Đó là nhằm giải quyết các tranh cãi về đạo đức trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo. “Chúng ta cuối cùng đã nhận ra rằng công nghệ có tác động lớn tới mọi mặt của cuộc sống. Chúng ta đang cố tìm hiểu công nghệ này có thể làm được những gì, và dạy chúng ta điều gì về chính mình”, ông Meller nói.
Robot học tập dựa trên các hành vi của con người
Theo ông, một trong những vấn đề chính mà ông và đội ngũ của mình đã học được trong quá trình phát triển Ai-da là cô robot này “có tính người đến mức nào” và “con người chúng ta máy móc tới cỡ nào”. Ông Meller giải thích vì Ai-Da đã học được cách bắt chước con người. Cô học tập dựa trên hành vi của chúng ta. Cách học của cô cũng cho thấy cách con người có xu hướng lặp lại hành động. Những lời nói và các mẫu hành vi theo thói quen.
Không chỉ có thể đọc và làm thơ, Ai-Da còn có khả năng vẽ tranh. Ai-Da đã vẽ một bức cho triển lãm Dante có tựa đề “Eyes Wide Shut” (tạm dịch: Những đôi mắt đóng chặt). Bức tranh này lấy cảm hứng từ một sự cố nhất định. Khi Ai-Da gặp phải ở Ai Cập vào tháng 10 vừa qua. Lực lượng an ninh địa phương đã tịch thu Ai-Da. Họ muốn gỡ camera trong mắt cô do lo ngại về vấn đề an ninh.