Tuy triều đại nhà Tần chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian rất ngắn thế nhưng nó lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với lịch sử của đất nước Trung Quốc. Trong triều nhà Chu kéo dài 800 năm trước đó, các nước chư hầu tranh chấp liên tục, chiến tranh liên miên khiến nhiều lâm vào cảnh khốn cùng. Cho đến khi nhà Tần thành lập thì Trung Quốc mới quy về một mối thống nhất một thể. Bên cạnh sự phát triển đất nước, kỹ thuật luyện kim, chế tác trang sức ở thời đại này cũng rất phát triển. Cụ thể mới đây các nhà khảo cổ tìm thấy 9 đồ trang trí nhỏ bằng vàng trong lăng mộ thời nhà Tần được chế tạo với kỹ thuật cao khiến bao người kinh ngạc.
Mục Lục
“Bí mật” Tây Á hé lộ qua “kho báu” nhỏ trong mộ cổ ở thành phố Hàm Dương
Các nhà khoa học khai quật 9 đồ trang trí nhỏ trông giống cúc áo làm từ vàng nguyên chất trong một lăng mộ ở Hàm Dương, tỉnh Thiểm Tây, tây bắc Trung Quốc, Global Times hôm 26/11 đưa tin. Số cổ vật này được cho là tồn tại từ thời nhà Tần (năm 221 – 206 trước Công nguyên). Chúng nằm rải rác bên trong một trong 6 lăng mộ cổ. Nó được phát hiện theo kế hoạch cải tạo thành phố diễn ra từ tháng 8.
“Rất hiếm khi tìm thấy một nhóm gồm 9 món đồ trang sức bằng vàng nguyên chất trong mộ cổ thời nhà Tần như vậy”. Ông Xie Gaowen lưu ý và nêu rõ. Nhìn chung các món trang sức này tuy nhỏ (món lớn nhất hình bán cầu có đường kính 1,1cm). Nhưng được chế tác tinh xảo.
Những chiếc cúc vàng rất nhỏ nhưng các chi tiết trên đó được tạo ra bằng kỹ thuật hàn đặc biệt ở Tây Á. “Kỹ thuật hàn này phát triển trong nền văn minh Lưỡng Hà. Vì vậy, sự xuất hiện của nó trong những vật dụng bằng vàng thời nhà Tần cho thấy. Người Tần đã tiếp xúc với các nền văn hóa Tây Á”. Zhao Xuyang, trưởng nhóm khảo cổ của Viện Khảo cổ Hàm Dương, cho biết.
“Kho báu” nhỏ trong mộ cổ và mối liên hệ với “Con đường Tơ lụa” Cổ đại
Các chuyên gia tin rằng 9 chiếc cúc vàng nhiều khả năng là phụ kiện quần áo. Việc phát hiện chúng có thể giúp họ tìm hiểu sự giao lưu văn hóa và thương mại giữa phương Đông và phương Tây. Điều này diễn ra trước khi Con đường Tơ lụa hình thành. “Chúng giúp chúng tôi khám phá sự trao đổi văn hóa giữa Trung Quốc với khu vực phía Tây và khám phá những cách thức liên lạc”. Zhao nói thêm.
9 chiếc cúc vàng mới khai quật có nhiều chi tiết tinh xảo. Ví dụ như họa tiết giống giọt nước và các gờ nổi giống dây thừng. Quá trình chế tạo phức tạp cho thấy nghề thủ công thời nhà tần. Đặc biệt là việc sử dụng vàng, phát triển mạnh.
Các vật dụng bằng vàng xuất hiện lần đầu vào thời nhà Thương (khoảng năm 1600 – 1046 trước Công nguyên). “Đồ vàng và bạc xuất hiện vào giai đoạn giữa của nhà Thương, nhưng chủ yếu là đặt vàng lên thứ gì đó hoặc bọc vàng trong một thứ khác. Điều này hoàn toàn khác với việc hàn đồ vàng bằng kỹ thuật cao”. Zhao giải thích. Zhao cũng cho biết. Việc phát hiện “văn hóa học hỏi từ nơi khác” tại lăng mộ nhà Tần có thể phản ánh tư duy cởi mở và tinh thần thực dụng trong việc chấp nhận những thứ mới lạ.
Bật mí vài điều thú vị về “Con đường Tơ lụa” Cổ đại
Gọi là con đường tơ lụa vì mặt hàng buôn bán chính và đầu tiên trên con đường huyền thoại chính là tơ lụa. Con đường tơ lụa bắt đầu được hình thành từ thế kỷ thứ 2TCN, khi ấy Trương Kiên. Một triều thần của Hán Vũ Đế đã nhận lệnh đi về phía Tây để liên minh với những quốc gia và dân tộc mới. Cuộc hành trình của Trương Khiên không mang lại thêm mối quan hệ nào mới cho nhà Hán. Nhưng giúp ông có thêm nhiều kiến thức về nền văn hóa phương Tây. Tuyến đường mới và đặt nền móng cho con đường tơ lụa.
Trong lịch sử, người Trung Hoa mang vải lụa, gấm vóc… Đến Ba Tư và La Mã đồng thời những doanh nhân các vùng khác cũng tìm đường đến với Trung Hoa. Từ đây, con đường tơ lụa phát triển với tốc độ chóng mặt. Bắt nguồn từ Phúc Châu, Hàng Châu, Bắc Kinh của Trung Quốc qua Mông Cổ, Ấn Độ, Kazkhstan, Thổ Nhĩ Kì, Hy Lạp…Từ thế kỷ thứ VII, con đường tơ lụa trên biển ra đời bởi các thương gia Ả Rập. Sau đó, các quốc gia như Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan lần lượt kéo đến Trung Quốc. Tại đây họ buôn bán qua đường biển với tốc độ nhanh, an toàn hơn.
Xem thêm nhiều tin tức mới nhất về Khảo cổ học tại đây.