Đại dương vẫn luôn ẩn chứa rất nhiều bí mật chưa được khai phá. Ngay từ lúc mới hình thành cách đây khoảng gần 4 tỷ năm về trước, cho đến nay, khi diện mạo đại dương đã có nhiều thay đổi, nhưng sự hình thành của nó vẫn là câu chuyện còn vô số thắc mắc. Cũng có rất nhiều giả thuyết được đưa ra về quá trình hình thành của đại dương. Trong đó phải kể đến thuyết trôi dạt lục địa hay kiến tạo mảng… Thế nhưng, vẫn chưa có lời giải hoàn toàn cho câu hỏi này. Và mới đây, một nghiên cứu chỉ ra thêm một yếu tố tác động đến sự hình thành của đại dương. Nguyên nhân được các chuyên gia đề cập đến là nhờ mặt trời “dội nước” xuống Trái đất.
Mục Lục
Có hay không chuyện Mặt trời “dội nước” xuống Trái đất tạo ra đại dương?
Mặt trời, hay cụ thể là gió Mặt trời có thể chính là nguồn cung cấp hạt mầm cho các đại dương của Trái đất. Đó cũng là điều kiện cho mọi sinh vật và chính chúng ta được ra đời. Nghiên cứu mới dẫn đầu bởi giáo sư Phil Bland, giám đốc Trung tâm Khoa học và Công nghệ vũ trụ từ Đại học Curtin (Úc) khẳng định một phần lớn nước trên Trái đất có nguồn gốc từ Mặt trời.
Theo Sci-News, quá trình “dội nước” xuống Trái đất xảy ra khi hành tinh của chúng ta còn sơ khai. Nó diễn ra trong suốt giai đoạn hình thành. Gió Mặt trời mang theo các hạt Mặt trời, chủ yếu được tạo ra từ các ion hydro. Đây chính là thứ tạo ra nước trên bề mặt các hạt bụi bám quanh các tiểu hành tinh. Các tiểu hành tinh lại va đập vào Trái đất, mang theo nước.
Sử dụng phương pháp chụp cắt lớp thăm dò nguyên tử, giáo sư Bland và các cộng sự đã phân tích một hạt olivin từ tiểu hành tinh gần Trái đất Itokawa. Mẫu từ tiểu hành tinh này đã được tàu vũ trụ Hayabusa của JAXA (Nhật Bản) thu thập. Sau đó các mẫu đã được đem về Trái đất từ năm 2021. Kết quả cho thấy các hạt bụi không gian này ngậm nước rất nhiều. Thậm chí họ có thể chiết ra tận 20 lít nước trong mỗi mét khối đá.
Một số chia sẻ của các chuyên gia xoay quanh chuyện mặt trời “dội nước”
Như chúng ta đã biết, nước trên Trái đất chỉ nằm chủ yếu ở khu vực bề mặt và lớp phủ. Nó chiếm một phần rất nhỏ trong thành phần của hành tinh. Số nước này được cho là từ các tiểu hành tinh và sao chổi cổ đại mang đến. Nhiều bằng chứng cho thấy địa cầu sơ khai đã hứng chịu mưa thiên thạch suốt một giai đoạn dài. Điều đó đủ để đem đến số lượng nước cho toàn bộ các đại dương, sông hồ ngày nay.
Tác giả Turbet lưu ý, Mặt trời trẻ mờ “là thành phần quan trọng để thực sự hình thành các đại dương đầu tiên trên Trái đất”. Đồng tác giả nghiên cứu Emeline Bolmont – giáo sư tại Đại học Geneva – nhấn mạnh: “Đây là một sự đảo ngược hoàn toàn trong cách chúng ta nhìn vào cái mà lâu nay được gọi là “Nghịch lý Mặt Trời trẻ yếu ớt” (faint young Sun paradox). Nó luôn bị xem là trở ngại lớn với sự xuất hiện của sự sống trên Trái đất. Nhưng hóa ra với Trái đất trẻ, rất nóng, Mặt trời chiếu sáng yếu có thể là một cơ hội ngoài mong đợi”.
Những phát hiện đã cho thấy nhiều cách các hành tinh đá phát triển trong Hệ Mặt trời. Đại dương của Trái đất đã tồn tại gần 4 tỉ năm. Có bằng chứng cho thấy sao Hỏa từng có sông và hồ bao phủ từ 3,5 tỉ đến 3,8 tỉ năm trước. Và với phát hiện mới, ít có khả năng sao Kim có thể hỗ trợ nước dạng lỏng trên bề mặt.