Ngày 24/11 Nga đã thực hiện một cuộc phóng tên lửa rất quan trọng lên Trạm Vũ trụ Quốc tế. Theo đó hành trình kéo dài 2 ngày bắt đầu từ khu vực miền nam Kazakhstan sẽ mang theo các ghép nối của một chiếc tàu vũ trụ tên Prichal và cập bến ISS trong ngày 26. Được biết chuyến “mang hàng” này Nga đã sử dụng một tên lửa tải trọng hạng trung là Soyuz. Hiện, cơ quan Hàng không vũ trụ Nga (Roscosmos) đã xác nhận quá trình trên được diễn ra thành công và không có trục trặc nào. Hiện bộ module Prichal cũng đã tiếp cận với ISS và được hoàn thiện quá trình lắp ghép.
Mục Lục
Nga phóng module mới lên Trạm Vũ trụ Quốc tế
Theo Cơ quan Vũ trụ Nga Roscosmos, vụ phóng diễn ra vào lúc 20h06 ngày 24/11 theo giờ Hà Nội. Nó được bắn từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan. Prichal – có nghĩa “bến tàu” trong tiếng Nga – là phần bổ sung lâu dài thứ hai cho phân đoạn quỹ đạo Nga trên ISS trong năm nay, sau sự xuất hiện của module phòng thí nghiệm đa năng Nauka.

“Cất cánh! 23 năm 4 ngày sau khi module đầu tiên được phóng lên Trạm Vũ trụ Quốc tế, một trạm nối mới đã được phóng đi” – người phát ngôn của NASA Rob Navias thông tin trong buổi phát sóng trực tiếp vụ phóng.
Hành trình của module mới sẽ kéo dài hai ngày. Nó được dự kiến cập bến ISS vào lúc 22h26 ngày 26/11 theo giờ Hà Nội. Khi đó Prichal sẽ được tự động ghép nối với module Nauka. Prichal nặng 5 tấn, rộng 14m3 và có tổng cộng 6 cổng ghép nối. Do một cổng gắn với Nauka, nó có thể chứa tối đa 5 tàu vũ trụ cùng lúc. Trong chuyến bay này, module còn mang theo nhiều loại hàng hóa lên ISS, bao gồm dụng cụ khoa học, thức ăn và đồ dùng cá nhân cho phi hành gia.
Prichal của Nga lắp ghép thành công với Trạm Vũ trụ quốc tế
Hiện chiếc module này đã được lắp đặt thành công. Đáng lưu ý, module Prichal cũng có thể định hình chuyến bay vũ trụ ngoài ISS. Các ứng dụng của module này cũng bao gồm “kiến trúc thử nghiệm cho những khu định cư lâu dài tiềm năng trong không gian” và “cũng có thể đóng vai trò là trung tâm của căn cứ quỹ đạo mới trong tương lai”, theo RussianSpaceWeb.com.

Prichal sẽ là module thứ hai của Nga đến ISS trong vòng chưa đầy 4 tháng. Module Nauka cập bến ISS ngày 29.7 và gây ra khá nhiều chấn động trong quá trình tiếp cận. Các động cơ đẩy của Nauka khai hỏa ngoài dự tính khiến ISS quay khoảng 540 độ.
Trạm Vũ trụ Quốc tế dự kiên sẽ “nghỉ hưu” sau năm 2024. Tuy nhiên NASA cho biết nó vẫn có thể hoạt động cho đến ít nhất là năm 2028. Cơ quan Vũ trụ Nga cũng đang lên kế hoạch xây dựng một trạm quỹ đạo của riêng mình. Nếu sự kiện này thành công, nó sẽ đánh dấu một bước tiến mới của Nga trong ngành nghiên cứu vũ trụ.
Được đưa vào hoạt động từ năm 1998 với sự tham gia của Nga, Mỹ, Canada, Nhật Bản và Cơ quan Vũ trụ Châu Âu, ISS là một trong những dự án hợp tác quốc tế lớn nhất trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật.