Sau thời gian dài sử dụng, khăn mặt thường gặp phải tình trạng nhờn nhớt khi chạm vào, xuất hiện mùi hôi ẩm mốc. Điều này gây không ít phiền toái cho người dùng cũng như là mầm mống cho các vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như các bệnh ngoài da. Do vậy bài viết hôm nay Mẹo vặt gia đình sẽ gợi ý cho bạn đọc một số cách hiệu quả để khử khuẩn khăn mặt sạch sẽ, thơm tho, an toàn. Đồng thời, chúng tôi cũng mách bạn cách sử dụng khăn để hạn chế tối đa việc ẩm mốc.
Mục Lục
Sử dụng giấm
Bên cạnh công dụng pha chế gia vị và nêm nếm món ăn. Giấm còn có khả năng khử sạch mùi, ẩm mốc trên khăn mặt mang lại hiểu quả cao. Theo đó, trong giấm có chứa nhiều khoáng chất và các axit tự nhiên. Giúp tẩy các vết ố, nấm mốc cùng mùi hôi trên khăn mặt khá nhanh chóng.
Cách khử mùi ẩm mốc khăn mặt bằng giấm cũng rất đơn giản. Các bà nội trợ hãy pha hỗn hợp giấm với nước theo tỉ lệ 1:1 và ngâm khăn mặt trong hỗn hợp tối thiểu 45 – 60 phút. Nếu trong trường hợp khăn mặt có các vết ố đậm màu. Hãy thoa trực tiếp giấm trắng lên vùng ố rồi vò nhẹ. Sau đó, lặp lại các bước trên và giặt lại nhiều lần cho đến khi đảm bảo khăn mặt thật sạch sẽ, thơm tho.
Nước xả vải
Hiện trên thị trường có rất nhiều loại nước xả vải có tính năng kháng mốc, kháng khuẩn. Do đó, các bà nội trợ hãy lựa chọn loại nước xả vải phù hợp với mong muốn, nhu cầu sử dụng. Ngoài việc giúp cho khăn mặt tẩy vết bẩn, sử dụng nước xả vải thường xuyên. Cũng giúp khăn mặt giữ được hương thơm lâu bền. Lời khuyên dành cho các bà nội trợ hãy giặt khăn mặt với nước xả vải từ 2 đến 4 lần/ tháng.
Tuy nhiên, cần lưu ý không nên giặt chung khăn mặt với quần áo. Bởi lẽ, quần áo luôn dính nhiều bụi bẩn và vi khuẩn bên ngoài. Do đó, việc giặt chung khăn mặt với quần áo sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm chéo từ quần áo qua khăn mặt. Đặc biệt vào thời điểm hiện tại, khi dịch COVID-19 vẫn đang diễn ra khá phức tạp với sự xuất hiện của loạt biến chủng mới là Omicron. Thì việc đảm bảo các đồ dùng vệ sinh cá nhân phải sạch sẽ mới giúp tăng cường, bảo vệ sức khoẻ của các thành viên trong gia đình.
Baking soda
Giống như giấm, baking soda cũng là nguyên liệu có khả năng khử khuẩn, tẩy sạch các vết ố bẩn trên các chất liệu khó giặt như thảm lau chân, ghế sofa… Ngoài ra, khăn mặt cũng có thể khử khuẩn mùi nếu dùng baking soda đúng cách.
Để khử sạch khuẩn, giảm nhớt trên khăn mặt. Các bà nội trợ hãy rắc trực tiếp khoảng 1 thìa cafe baking soda lên mặt khăn. Sau đó, để ủ khăn trong khoảng 20 đến 30 phút trước khi giũ và giặt sạch khăn với nước. Khi đó, baking soda sẽ có công dụng loại bỏ các vết bẩn ố bám trên khăn mặt lâu ngày. Giúp khăn trở lại trạng thái sạch đẹp như ban đầu.
Những lưu ý giúp bạn tránh được tình trạng ẩm mốc khăn mặt
Ngoài các mẹo Cleanipedia đã giới thiệu. Bạn cũng cần lưu ý sử dụng và bảo quản khăn mặt đúng cách để tránh tình trạng khăn có mùi hôi ẩm:
- Nên thường xuyên vệ sinh khử mùi khăn mặt định kỳ. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe khuyến cáo. Bạn nên giặt khăn mặt của mình sau 3-4 ngày sử dụng. Nếu khăn mặt được treo tại nơi thông thoáng, sạch sẽ thì bạn có thể giặt 1 tuần 1 lần.
- Không giặt chung khăn lau mặt với quần áo. Bạn tuyệt đối không được giặt khăn lau mặt chung với quần áo. Bởi quần áo luôn dính nhiều bụi bẩn và vi khuẩn từ bên ngoài. Nếu không được giặt sạch, bụi bẩn và vi khuẩn sẽ lây nhiễm chéo từ áo quần qua khăn lau mặt. Mặt khác, chất liệu của khăn lau mặt thường có xu hướng hấp thụ màu sắc của những bộ quần áo khác. Vì vậy, chỉ với vài lần giặt khăn chung với quần áo, khăn sẽ bị xỉn màu ngay lập tức.
Trên đây là những mẹo nhỏ giúp bạn khử mùi ẩm mốc trên khăn lau mặt của mình. Bạn hãy áp dụng ngay để bảo vệ và chăm sóc cho da luôn xinh đẹp rạng ngời nhé.