Chắc hẳn bạn thường quan tâm nhiều đến cấu hình máy tính khi chọn mua laptop. Tùy theo nhu cầu sử dụng của mỗi người mà các hãng sản xuất laptop đã tung ra thị trường rất nhiều dòng máy với cấu hình khác nhau. Hoặc đôi khi bạn cần kiểm tra cấu hình để nâng cấp, sửa chữa máy tính, laptop của mình. Kiểm tra cấu hình máy tính bàn, laptop dùng hệ điều hành Windows là một công việc khá đơn giản nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện. Đây là hai phương pháp phổ biến nhất vẫn được sử dụng cho đến ngày nay.
Mục Lục
Lợi ích của việc kiểm tra cấu hình laptop
Cấu hình máy tính được hiểu là tất cả các thông số kỹ thuật của phần cứng được tích hợp trên máy bao gồm loại chip xử lý, thông số Card màn hình, card mạng, dung lượng RAM, Bus RAM loại nào, kích thước màn hình, trọng lượng của máy. Các loại cổng kết nối được trang bị, dung lượng pin, kích thước ổ cứng, cổng kết nối,…
Cấu hình máy tính là thông số kỹ thuật quan trọng để đánh giá một chiếc laptop. Khi chọn mua một chiếc máy tính xách tay hay PC, dựa vào cấu hình người mua sẽ đánh giá và lựa chọn cấu hình phù hợp với nhu cầu cũng như khả năng kinh tế.
- Xác định xem máy tính, laptop có đủ mạnh để cài đặt và chơi mượt các tựa game hay chạy các phần mềm không.
- Kiểm tra xem máy tính phù hợp để cài đặt phiên bản Windows nào, có nên cập nhật hay không.
- Hỗ trợ đưa ra quyết định nâng cấp phần cứng cho phù hợp.
Sử dụng cửa sổ Run
Bước 1: Kích hoạt lệnh Run bằng tổ hợp phím Window + R. Tiếp đến nhập lệnh dxdiag rồi bấm OK hoặc phím Enter.
Bước 2: Sau đó, bảng DirectX Diagnostic Tool sẽ hiện ra: Tại đây, tab System sẽ hiển thị thông số cơ bản nhất về phần cứng của máy.
- Tab Display là thông tin về màn hình, card đồ họa
- Tab Sound là thông tin về âm thanh.
- Tab Input hiển thị thông tin về các cổng kết nối.
- Bảng DirectX Diagnostic Tool
Tải và sử dụng phần mềm CPU-Z
Bước 1: Tải phần mềm CPU-Z.
Bước 2: Sau khi tải xong, tiến hành cài đặt phần mềm. Khi cài đặt xong phần mềm, nó sẽ hiển thị giao diện.
Trong giao diện của CPU-Z:
- Tab CPU là thông tin về cấu hình phần cứng của máy bao gồm vi xử lý, số nhân, số luồng, xung nhịp.
- Tab Caches là thông tin về bộ nhớ đệm của CPU.
- Tab Mainboard là thông tin về main dùng trên máy.
- Tab Memory là bộ nhớ RAM.
- Tab SPD cho biết thông tin về loại RAM, hãng sản xuất, tốc độ RAM.
- Tab Graphics là thông tin về card đồ họa.
Nhận biết và nâng cấp cấu hình máy tính phù hợp sau khi kiểm tra
Nâng cấp RAM: Nếu hiện tại máy tính của bạn đang có dung lượng RAM khoảng 4GB nhưng bạn lại muốn chạy cùng lúc nhiều chương trình, ứng dụng,… thì việc trang bị thêm thanh RAM rời là vô cùng cần thiết. Thông thường, RAM 8GB sẽ hỗ trợ tốt việc đa nhiệm, đa tác vụ một cách mượt mà.
Nâng cấp ổ cứng SSD: Ổ cứng SSD có tốc độ xử lý vượt trội hơn so với ổ cứng HDD, cho phép đọc ghi dữ liệu nhanh chóng và hiệu quả hơn. Do đó, bạn có thể trang bị một chiếc ổ cứng SSD nếu cảm thấy cần thiết.
Trang bị thêm card đồ hoạ rời: Nếu bạn thường sử dụng các phần mềm như đồ họa, thiết kế, 3D hoặc là chơi các tựa game khủng thì bạn nên trang bị thêm card đồ hoạ rời. Linh kiện này sẽ giúp máy tính, laptop của bạn tăng tốc độ và hiệu năng xử lí hình ảnh, video, 3D,… để mang đến trải nghiệm mượt mà nhất.