Trong bối cảnh biến đổi khí hậu như hiện nay, có rất nhiều người đã dành nhiều câu hỏi liên quan đến đời sống sinh hoạt của những con gấu Bắc Cực hiện nay. Đối với môi trường sống đang có nhiều thay đổi mới, chúng thực sự đã tạo nên khá nhiều thói quen mới và chúng khác biệt hơn so với những chú gấu từng sống trong khoảng thời gian trước đây. Điều này hoàn toàn có thể thay đổi góc nhìn, và tạo nên khá nhiều cuộc nghiên cứu xoay quanh mới. Và có lẽ đây cũng là chủ đề mà rất nhiều nhà nghiên cứu đang chuyên tâm.
Mục Lục
Gấu Bắc Cực phải nán lại đất liền
Biến đổi khí hậu khiến băng trên biển lâu đóng băng. Buộc gấu Bắc Cực phải nán lại đất liền lâu hơn; và lang thang gần thị trấn Churchill để kiếm ăn. Gấu Bắc Cực di chuyển về phương bắc vào tháng 10 và 11. Khi vịnh Hudson bắt đầu đóng băng.
Không có con đường nào chạy thẳng tới thị trấn nhỏ Churchill; nằm gần mũi phía đông bắc của tỉnh Manitoba, Canada. Nhưng điều đó không ngăn cản hàng nghìn người bắt tàu hoặc máy bay tới thăm thị trấn mỗi mùa thu. Khu vực này nằm gần vịnh Hudson. Cung cấp cơ hội hiếm có để quan sát động vật ăn thịt trên cạn lớn nhất thế giới: gấu Bắc Cực.
Churchill là một trong những vùng đất xa xôi nhất ở cực nam mà gấu Bắc Cực sinh sống. Những con gấu này trải qua phần lớn thời gian trong năm; ở lớp băng trên vịnh Hudson và săn hải cẩu. Nhưng khi băng tan chảy vào mùa hè. Chúng phải vào bờ trong vài tháng. Đôi khi, bầy gấu lang thang gần thị trấn. Theo nhiếp ảnh gia Carlos Osorio. Điều đó khá phổ biến trong mùa gấu.
Người dân luôn sẵn sàng mọi lúc để đối phó
Ở Churchill, người dân luôn có thể chạm trán gấu Bắc Cực. Nhưng thị trấn đã áp dụng nhiều biện pháp để giảm thiểu rủi ro. Churchill có một đội tuần tra theo dõi gấu trong khu vực và đường dây nóng 24/7. Để người dân thông báo khi gặp gấu. Thị trấn cũng bắt đầu thử nghiệm hệ thống radar cảnh báo gấu đến gần. Những vụ tấn công rất hiếm gặp. Vụ tấn công gần nhất xảy ra vào năm 2013. Và chưa có sự cố gây chết người nào từ đầu thập niên 1980.
Chỉ có khoảng 900 người sống ở Churchill, nhưng họ luôn cẩn trọng và chuẩn bị sẵn sàng mọi lúc để đối phó với gấu Bắc Cực. Người dân địa phương có thói quen không khóa cửa xe để phòng trường hợp có người ngoài đường cần lẩn tránh gấu thật nhanh. “Bạn phải rất cẩn thận. Bạn không nên ở một mình. Bạn cần dùng xe, đi cùng người khác hoặc mang thứ gì đó có thể dọa lũ gấu”, Osorio nói. Đôi gấu nô đùa ở ngoại ô thị trấn Churchill đã từng được chụp hình.
Cao điểm mùa gấu rơi vào tháng 10 và 11, ngay trước khi vịnh Hudson đóng băng. Đây là lúc gấu Bắc Cực bắt đầu di cư về phía bắc và tập trung gần bờ. Nhưng trong vài thập kỷ gần đây, mùa gấu ngày càng dài hơn do biến đổi khí hậu. Băng tan chảy sớm hơn và đóng băng muộn hơn, buộc những con gấu phải nán lại đất liền thêm nhiều tuần. Trong chuyến đi vào tháng 11, Osorion nhận thấy tất cả cửa hàng kinh doanh như hàng lưu niệm bắt đầu đóng cửa do mùa gấu đã qua. Nhưng do nước biển chưa đóng băng, lũ gấu vẫn còn ở đó.
Tầm quan trọng của nguồn chất béo dự trữ
Mùa gấu dài hơn có nghĩa mùa đi săn ngắn hơn. Khi ở trên đất liền, gấu Bắc Cực phải dựa vào nguồn chất béo dự trữ. Điều đó ảnh hưởng lớn tới số lượng gấu trong vài năm qua. Theo tổ chức bảo tồn Polar Bears International, mùa đi săn đối với quần thể gấu địa phương ngắn hơn 3 – 5 tuần so với đầu thập niên 1980 và số lượng gấu giảm 30%. Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy những con gấu nhỏ hơn trước đây.
Khi ở Churchill, Osorio thuê một hướng dẫn viên để đi quanh vùng và chụp ảnh gấu Bắc Cực. Họ gặp hai con gấu đang nô đùa khi lái xe ra ngoài thị trấn. “Khi tôi nhìn thấy những con gấu này chơi đùa, nằm xuống và lăn lộn, cảnh tượng gợi nhắc tôi nhớ đến con chó của mình”, Osorio chia sẻ. Anh dành hàng giờ ngắm đôi gấu vật lộn trước khi gió nổi lên. Khi Osorio rời đi, lũ gấu quyết định nằm xuống đất và chờ đợi cơn bão sắp tới.
Có thể thấy khi nhiệt độ trên trái đất bắt đầu có sự xoay chuyển do ảnh hưởng của việc biến đổi khí hậu, chúng hoàn toàn có thể tác động mạnh mẽ đến thói quen và lối sống của rất nhiều động vật trên thế giới hiện nay. Đương nhiên nếu tình trạng này kéo dài chúng còn có thể gây nguy hiểm đến con người trong thời gian tới. Do đó việc bảo vệ môi trường vẫn luôn là vấn đề nóng bỏng đáng được lưu tâm.