Trái đất có một Mặt Trăng duy nhất, đây là điều mà chẳng ai phải tranh cãi. Thế nhưng trên thực tế, các nhà khoa học đã phát hiện một vật thể tương tự như Mặt Trăng đang quay quanh quỹ đạo Trái đất. Nó được biết đến với tên gọi là tiểu hành tinh Kamo’oalewa. Vào tháng 4 hàng năm, tiểu hành tinh này luôn bay gần và tiến vào quỹ đạo nơi chúng ta đang sinh sống. Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng đây rất có thể là mảnh vỡ nhỏ từ Mặt Trăng. Nguyên nhân bởi quang phổ của ánh sáng khi phản chiếu từ tiểu hành tinh này khá trùng khớp với những mẫu vật lấy được qua sứ mệnh Apollo.
Mục Lục
Mảnh vỡ của Mặt Trăng bay cực gần quỹ đạo Trái đất
Theo nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Communications Earth Environment, tiểu hành tinh này có thể là vật thể gần Trái Đất đầu tiên có nguồn gốc từ Mặt Trăng . Việc nghiên cứu nó có thể giúp làm sáng tỏ lịch sử hỗn loạn của mặt trăng và của chính địa cầu chúng ta. Cái tên Kamo’oalewa, theo tiếng Hawaii có nghĩa là “mảnh thiên thể dao động”. Nó được đặt khi các nhà khoa học phát hiện ra nó bằng kính viễn vọng PanSTARRS đặt tại Hawaii.
Theo Live Science, mỗi tháng 4 hàng năm, vật thể bí ẩn lại đến gần Trái Đất. Nhưng nó mờ hơn tới 4 triệu lần so với khả năng nhìn của mắt người. Do đó ta chỉ có thể nhìn thấy bằng kính thiên văn. Các phép đo cho thấy nó có bán kính không quá 58 mét. Do quá gần Trái Đất nên vật thể được coi là một “bán vệ tinh”.
Trái đất có Mặt trăng thứ hai, trong ít nhất 300 năm nữa?
Lần này để quan sát họ sử dụng thêm Kính viễn vọng Large Binocular. Kính được đặt trên một đỉnh núi ở Arizona (Mỹ). Nhóm nghiên cứu quán sát dẫn đầu bởi giáo sư Renu Malhotra từ Đại học Arizona. Họ đã tìm thấy những đặc tính cho thấy nó rất có thể là một mảnh vụn của mặt trăng. Nguyên nhân rõ ràng nhất của mối nghi ngờ là quỹ đạo của nó quá giống với Trái Đất. Một thứ xa lạ xâm nhập vào sẽ không có quỹ đạo ổn định nhanh chóng như thế.
Hiện chưa rõ tác động nào đã làm vỡ ra mảnh đá này. Nhưng giả thuyết khả dĩ nhất là một vụ va chạm không gian cổ đại. Ước tính vật thể bí ẩn sẽ còn quay quanh Trái Đất trong vòng 300 năm nữa. Sau đó nó có thể bị “mất lái” khỏi quỹ đạo. Mảnh vỡ có thể văng xa vào khoảng không vũ trụ.
Tiểu hành tinh Kamo’oalewa quay quanh Trái đất theo một quỹ đạo xoắn ốc. Nó lặp đi lặp lại đưa thiên thể này tiếp cận Trái đất gần hơn không quá 40 đến 100 lần khoảng cách 384.000 km của Mặt trăng – vệ tinh tự nhiên của Trái đất. Đường bay kỳ lạ của Kamo’oalewa trong vũ trụ là do lực hấp dẫn kéo đẩy của Trái đất và Mặt trời. Nó khiến tiểu hành tinh này không thể đạt được quỹ đạo bình thường.
Một vài thông tin về tiểu hành tinh Kamo’oalewa
Giới thiên văn học đã phát hiện nhiều giả hành tinh trước đây, nhưng họ gặp khó khăn trong việc nghiên cứu chi tiết Kamo`oalewa. Nguyên nhân là do kích thước nhỏ và độ mờ của chúng.
Trước đó trong chương trình Tiến sĩ của Sharkey, một trong những cố vấn của anh đã xuất bản một bài báo về các mẫu mặt trăng do sứ mệnh Apollo 14 mang về vào năm 1971. Khi Sharkey so sánh dữ liệu mà anh nhận được trong kính thiên văn của mình với những gì các nhà địa chất học trước đó đã đưa ra trong phòng thí nghiệm, kết quả phù hợp hoàn hảo. Loại silicat Mặt trăng bị phong hóa trong không gian, khi chúng vẫn còn trên bề mặt của Mặt trăng, đã giải thích chính xác sự khác biệt về hệ số phản xạ tia hồng ngoại giữa các tiểu hành tinh thông thường và Kamo’oalewa.
Sharkey nói: “Nhìn bằng mắt thường, những gì bạn đang thấy là silicat bị phong hóa. Khoảng thời gian tiếp xúc với môi trường không gian và các tác động của vi thiên thạch, nó gần giống như một dấu vân tay và rất khó để bỏ qua.”